10 tựa game đắt giá nhất từ trước đến giờ

Mục Lục

Cùng với sự phát triển của phần cứng, những tựa game bom tấn ngày nay cũng đã trở nên hoành tráng hơn rất nhiều so với ngày trước, kéo theo đó là chi phí phát triển những trò này cũng tăng phi mã. Do các nhà phát triển muốn chiếm thị phần ngày càng nhiều, nên cũng vì vậy mà game được đầu tư nhiều hơn. Chuyện 1 tựa game ngốn của nhà phát hành và nhà phát triển hàng chục triệu USD là điều bình thường trong thời đại ngày nay. Thậm chí, có 1 số game còn vượt ngưỡng này luôn cơ. Sau đây là top 10 tựa game đắt giá nhất lịch sử.

Danh sách 10 tựa game đắt giá nhất

Metal Gear Solid V: The Phantom Pain – Hơn 80 triệu USD

Có thể nói Metal Gear Solid V: The Phantom Pain là tựa game Metal Gear cuối cùng của thiên tài Hideo Kojima. Không rõ chính xác vì sao sau dự án này, ông và Konami lại đường ai nấy đi một cách vô cùng chóng vánh; nhưng có 1 điều mà chúng ta biết rõ hơn, đó là ngân sách cho tựa game bom tấn này.

game đắt giá

Theo Eurogamer, có một bài viết trên tờ báo tài chính của Nhật Bản cho biết 80 triệu USD là số tiền được chi trả cho khâu sản xuất của Metal Gear Solid V: The Phantom Pain (tính đến tháng 4/2015). Tuy nhiên, phải đến tháng 9/2015 thì phiên bản cuối cùng của tựa game đắt giá này mới ra mắt, cho nên tổng chi phí sẽ gần với mốc 100 triệu USD hơn, nhất là khi tính luôn cả những nội dung lẫn bản vá lỗi được tung ra sau khi game đã trình làng.

Defiance – Hơn 80 triệu USD

Defiance là một tựa game MMO bắn súng góc nhìn thứ 3 được ra mắt trên các nền tảng Xbox 360, PS3, PC hồi năm 2013. Mặc dù tựa game này không tạo ấn tượng mạnh với giới phê bình cho lắm, nó vẫn thu hút được kha khá người chơi và kéo dài tới tận 8 năm trời mới “về hưu” (đến đầu năm 2021 thì các máy chủ của game này mới đóng cửa). Góp phần lớn trong việc này chính là nhờ vào ngân sách khủng, dù con số chính xác vẫn chưa được tiết lộ.

Trước khi tựa game đắt giá này ra mắt, một bài viết trên trang Forbes có cho biết dự án này đã ngốn khoảng 100 triệu USD, trong đó bao gồm cả chi phí của bộ phim truyền hình cùng tên thuộc thể loại khoa học viễn tưởng. Bài viết này ước tính đã có khoảng 80 triệu USD được đổ vào game Defiance. Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn nữa do sau này, Defiance đã có thêm phiên bản được cải tiến dành cho hệ máy PS4 và Xbox One.

Battlefield 4 – 100 triệu USD

Battlefield là một trong những dòng game bắn súng hay nhất mọi thời đại, cho nên cũng không lại gì khi series này lại ngốn rất nhiều ngân sách của EA để phát triển. Theo Richard Hilleman – cựu Giám đốc sáng tạo của EA, phần Battlefield 4 ngốn đến 100 triệu USD để phát triển, khiến nó trở thành tựa game Battlefield đắt giá nhất trong cả series.

Battlefield 4 được báo chí khen ngợi hết lời và đã bán được hơn 7 triệu bản kể từ lúc ra mắt. Tuy nhiên, dù thành công đến thế, nó vẫn không bán chạy bằng đối thủ Call of Duty: Ghosts với doanh số cao gần gấp 3 lần.

Xem Thêm:  Wolfenstein: The New Order tựa game bắn súng đỉnh cao đang miễn phí trên Epic

Max Payne 3 – 105 triệu USD

Rockstar Games không làm game thì thôi, chứ một khi đã làm thì hầu như lúc nào cũng chơi lớn chứ không thèm chơi “nửa mùa” các bạn ạ. Nói về game đắt giá của Rockstar thì hầu hết đều nghĩ ngay đến dòng game Grand Theft Auto hoặc Red Dead. Tuy nhiên, họ vẫn có một số trò khác cũng có ngân sách khổng lồ không kém đâu nhé, và một trong số đó là Max Payne 3.

Phần 3 này là phần cuối cùng, và cũng là phần hoành tráng nhất lẫn đắt giá nhất trong series Max Payne, với ngân sách phát triển được cho là rơi vào tầm 105 triệu USD. Tựa game này bán được hơn 4 triệu bản trong năm đầu tiên ra mắt, cho nên chí ít thì nó cũng đã giúp “hoàn vốn” phần chi phí phát triển. Quan trọng hơn hết là Max Payne 3 đã khép lại câu chuyện của nhân vật chính một cách đầy mỹ mãn, đồng thời mang đến cho người chơi một trải nghiệm khó thể nào quên được.

Grand Theft Auto V – 137 triệu USD

Rót vốn 137 triệu đô vào việc phát triển GTA V của Rockstar là một bước đi có thể nói là đúng đắn. Tựa game đắt giá này đã bán được 140 triệu bản kể từ khi phát hành vào năm 2013, và đương nhiên khi nó ra mắt trên hệ máy PS5 và Xbox Series vào cuối năm 2021, con số này thậm chí còn cao hơn nữa. Dành cho những bạn nào thắc mắc thì tất cả những bản bán ra đã thu về lợi nhuận khoảng 6 tỷ đô và vẫn còn tiếp tục tăng.

Các bạn cùng cần phải lưu ý rằng con số 137 triệu đô là chỉ bao gồm chi phí sản xuất ban đầu của game mà thôi. DLC, GTA Online và nhiều phiên bản “next-gen” khác của game sẽ còn khiến cho con số này tăng cao hơn nữa. Ngân sách Marketing ban đầu của game cũng được cho là rơi vào khoảng 137 triệu đô, nên thật sự cũng không quá ngạc nhiên khi tới hôm nay chúng ta biết rằng Rockstar đã chi tổng cộng là hơn 300 triệu đô cho GTA V.

Destiny – 140 triệu USD

Destiny và phần tiếp theo phát hành vào năm 2017 của nó đều là những tựa game cực kỳ thành công, cũng như là giành được nhiều giải thưởng và thu hút một lượng lớn người hâm mộ nhiệt tình. Đương nhiên, tất cả sự thành công này đều phải trả một cái giá rất đắt. Cụ thể là trong thỏa thuận ban đầu giữa Bungie với Activision, cho thấy rằng tựa game đắt giá này đầu tiên đã tốn chi phí phát triển đâu đó tới mức 140 triệu đô. Đáng sợ hơn, đây chỉ là bề nổi của tảng băng mà thôi.

Destiny 2 là một tựa game lớn, cũng như là được làm tốt hơn về mọi mặt, do nó được đầu tư rất nhiều thời gian với hy vọng để trở thành tâm điểm chính của nhà phát triển. Destiny 2 nhận được một số bản mở rộng (bao gồm là Lightfall và The Final Shape lần lượt ra mắt vào năm 2023 và 2024), vậy mà thậm chí là nó còn thêm tới tận 2 bản DLC nữa chưa ra mắt. Nhiêu đó thôi chúng ta cũng đủ thấy rằng rất nhiều tiền đã được dùng để đầu tư phát triển cho Destiny 2 hơn là phần game đầu tiên.

Xem Thêm:  SportTok là gì? Tại sao trực tiếp bóng đá vẫn luôn thu hút hàng triệu người xem?

Red Dead Redemption 2 – Ít nhất 170 triệu đô

Red Dead Redemption 2 có một cốt truyện cực hay, một nền đồ họa cực đẹp như phim điện ảnh và một thế giới mở bạt ngàn bao la. Tựa game nhận được vô số lời ngợi ca từ game thủ vì những trải nghiệm tuyệt vời mà họ có với game. Để làm được điều đó thì Rockstar Games đã phải chi từ 170 triệu đô đến 240 triệu đô, thêm 300 triệu đô nữa cho việc quảng bá sản phẩm.

Kết quả là tựa game đã mang về doanh thu 725 triệu đô chỉ trong hai ngày đầu tiên mở bán. Giống như GTA Online, các tính năng online của tựa game chắc chắn đã khiến Red Dead Redemption 2 độn thêm chi phí so với con số ban đầu. Vì thế nên việc Rockstar Games đã bỏ ra bao nhiều tiền bạc cho nó vẫn còn là một điều bí ẩn

Cyberpunk 2077 – 174 triệu đô

Sau 8 năm phát triển và nhiều lần hoãn lịch ra mắt, CD Projekt Red đã cho ra mắt Cyberpunk 2077. Dù bị sỉ vả thậm tệ vì tối ưu hóa cực lởm và siêu nhiều lỗi, tựa game vẫn bán rất chạy, thu về 316 triệu đô cho CD Projekt Red. Cái giá phải trả là CD Projekt Red mất uy tín nặng nề trên thị trường chứng khoán và tuột hàng tỷ đô giá trị công ty trong vài tuần sau màn chào sân thảm họa của Cyberpunk 2077.

Theo báo cáo tài chính từ CD Projekt Red thì họ đã tốn mất 174 triệu đô để phát triển Cyberpunk 2077, khiến nó trở thành một trong những tựa game đắt giá nhất lịch sử. Sau đó thì CD Projekt Red cũng có cố gắng hoàn thiện game để thu lợi một cách chân chính từ số tiền mà họ kiếm được từ nó. Tiếc là hiện tại giá cổ phiếu của họ còn chưa đầy một nửa trước khi Cyberpunk 2077 ra mắt, và có vẻ nó cũng sẽ không tăng trở lại sớm đâu.

Star Wars: The Old Republic – 200 triệu USD

Mặc dù đã phát hành được gần một thập kỷ trước, Star Wars: The Old Republic vẫn tiếp tục nhận được các bản cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn xét tới lượng thời gian và tiền bạc mà nhà phát triển đã tâm huyết dành cho tựa game này, thì cũng không có gì phải lấy làm lạ khi tựa game này thành công và đắt giá tới như vậy. Các báo cáo cho rằng ngân sách của Star Wars: The Old Republic đã chạm tới con số là 200 triệu đô, từ đó khiến cho nó trở thành một dự án đắt đỏ và chứa đầy tham vọng nhất mọi thời đại của EA.

Tuy nhiên, công sức và sự tham vọng này chắc chắn đã được đền đáp, khi Star Wars: The Old Republic được cho là đã tạo ra doanh thu hơn 1 tỷ đô kể từ khi các máy chủ của nó hoạt động trở lại vào cuối năm 2011. Điều này chắc chắn tạo ra được sự đền đáp xứng đáng cho ngân sách khổng lồ mà nhà phát triển phải bỏ ra lúc trước. 

Xem Thêm:  Nếu bạn là một tân thủ của tựa game Free Fire thì bạn cần phải biết những kỹ năng này

Star Citizen – Khoảng 400 triệu đô (tính đến tháng 11/2021)

Star Citizen đã được phát triển từ năm 2010, đến năm 2012 thì họ đã có một chiến dịch gọi vốn cực kỳ thành công, thu về 300 triệu đô trên Kickstarter. Ban đầu thì ngày ra mắt được dự tính sẽ vào khoảng năm 2014 nhưng đến nay vẫn chưa thấy “hơi hám” gì, toàn mấy clip và hình ảnh nhá hàng thôi. Kể từ đó đến nay thì nguồn vốn mà Star Citizen gọi chỉ có thêm chứ không có bớt, quy mô hứa hẹn của game cũng mở rộng chóng mặt. Các nhà làm game vẫn luôn nói với fan trung thành và những “lính mới” rằng game sẽ có rất nhiều nội dung để khám phá, từ những trận chiến hoành tráng ngoài không gian cho đến việc thăm thú các hành tinh và tùy biến phi thuyền của bạn. Và đó chỉ là một vài trong số hàng tá tính năng mà Star Citizen vẫn đang liên tục phát triển để trình làng với game thủ.

Tính đến cuối năm 2021 thì dự án phát triển tựa game Star Citizen đã nhận được tổng số tiền đầu tư khoảng 400 triệu đô, đắt giá nhất lịch sử luôn. Việc huy động vốn cộng đồng không ngừng của nhà phát triển cũng gây ra nhiều rắc rối về vấn đề pháp lý, khi mà nhiều nhà đầu tư chưa nhận được tiền của họ. Sau nhiều năm kể từ khi bước vào giai đoạn phát triển, Star Citizen hiện vẫn mới chỉ là một giấc mơ xa vời.

Như vậy CHICHLIVE vừa giới thiệu 10 tựa game đắt giá nhất từ trước tới hiện tại. Vì được đầu tư quá “khủng” nên những hình ảnh trong game sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này, nếu thấy thích hãy để lại comment cho CHICHLIVE nhé !